Mang thai là điều thật tuyệt vời, nhưng khi mang thai mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ trong đó có tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Một trong những điều nên tránh khi mang thai là không được để tình trạng thiếu máu xảy ra nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe thai nhi. Sau đây chúng ta cũng hiểu cách nhận biết thiếu máu và phương pháp cải thiện tình hình tốt hơn.
Biểu hiện thiếu máu khi mang thai.
Khi khám thai lần đầu, mẹ bầu sẽ được làm những xét nghiệm trong đó là những xét nghiệm giúp kiểm tra sẽ bà bầu có mắc chứng thiếu máu hay không. Xét nghiệm đó là do lượng hồng cầu với mục đích đo lượng hồng cầu trong huyết tương. Có thể lúc xét nghiệm bạn không bị thiếu máu nhưng không có nghĩa bạn sẽ không bị thiếu máu ở những giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy các bà bầu nên đi khám định kỳ để xác định xem mình có bị thiếu máu hay không để có những biện pháp cần thiết để bổ sung máu, nếu thiếu máu trong thời gian dài sẽ làm cho thai nhi bị thiếu cân, sinh non.
Nếu mẹ bầu bị thiếu máu nhẹ thì biểu hiện sẽ không rõ ràng vì nó có thể bị đánh đồng với các biểu hiện của mẹ bầu khi mới mang thai như mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, hoa mắt. Nếu thiếu máu ở mức trung bình có thể xuất hiện hiện tượng xanh xao, ở ngón tay, dưới mắt và môi, một số triệu trứng khác như tim đập nhanh, thở gấp, đau đầu khó chịu, khó tập trung.
Nặng hơn khi thiếu máu trầm trọng sẽ làm cho mẹ bầu có cảm giác thèm ăn những thứ lạ đời như nước đa, đất,..Nếu nghiêm trọng quá các mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay, tránh ăn phải những thứ quá độc hại ảnh hưởng tới thai nhi.
>>> Xem thêm bài viết: Phương pháp tập thể dục hiệu quả cho phụ nữ mang thai
Phương pháp điều trị thiếu máu
Nếu khi khám bác sĩ nhận thấy bạn bị thiều máu mức độ bình thường thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt cho bạn. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình hình bệnh lý, thông thường sẽ nằm trong khoảng từ 60-120mg sắt mỗi ngày, chưa kể việc cung cấp qua việc ăn uống mỗi ngày. Các thai phụ nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.
Để hấp thụ sắt nhiều nhất thì bà bầu nên uống sắt khi đang đói, uống bằng nức lọc, hoặc nước ép trái cây giúp hấp thu tốt sắt hơn, lưu ý khong nên uống sắt chung với sữa vì trong sữa có nhiều canxi sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt.
Trong một thời gian ngắn khoảng hơn một tuần thì mẹ bầu sẽ cải thiện được tình trạng thiếu máu của mình. Nhưng bà bầu vẫn nên bổ sung sắt thường xuyên giúp dự trữ cho những tháng sau của thai kỳ.
Lưu ý: Mẹ nào có con nhỏ thì nên để lọ thuốc sắt xa tầm tay trẻ em. Vì nếu trẻ em uống quá liều sắt có thể gây tử vong.
Ngoài việc bổ sung sắt thì bà bầu cũng không nên lơ là việc bỏ sung dinh dưỡng bà bầu. Vậy bầu 3 tháng đầu nên uống sữa gì là câu hỏi cần được trả lời, các mẹ hãy có những sự lựa chọn hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét